8 thắc mắc về nghề phiên dịch tiếng Nhật
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì, lương bao nhiêu là những câu hỏi nhiều bạn đặt ra cho Nibe.
Dưới đây là chia sẻ của chị Lan Anh - một phiên dịch viên tiếng Nhật có hai mươi năm kinh nghiệm về những điều chị và các đồng nghiệp hay được hỏi nhất. Chị Lan Anh muốn "một lần nói hết" để các bạn hiểu rõ hơn về công việc của phiên dịch viên.
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì, lương bao nhiêu là những câu hỏi nhiều bạn đặt ra cho Nibe.
Dưới đây là chia sẻ của chị Lan Anh - một phiên dịch viên tiếng Nhật có hai mươi năm kinh nghiệm về những điều chị và các đồng nghiệp hay được hỏi nhất. Chị Lan Anh muốn "một lần nói hết" để các bạn hiểu rõ hơn về công việc của phiên dịch viên.
.png)
Các phiên dịch viên tiếng Nhật của Nibe trong một buổi làm việc với khách hàng tại Hà Nội
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì?
Trước hết, bạn cần có năng lực tiếng Nhật ở mức N2 trở lên. Đặc biệt các mẫu câu trong ngữ pháp N3 và N2 được dùng rất nhiều trong cuộc sống. Hãy sử dụng thành thạo chúng ở cả kỹ năng đọc và kỹ năng nói. Nếu bạn đã có bằng N2 rồi thì rất tốt, điều bạn cần luyện tập là nói được ra các câu này bằng lời.
Thứ hai, bạn cần có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, tìm ra đâu là ý người nói muốn nói nhất, chứ không chỉ các câu từ mà người nói thể hiện ra. Vì thường người nói không nói một câu đơn lẻ. Họ sẽ nói một chùm câu, có thể dài đến 2 phút, với rất nhiều lý lẽ để minh họa cho ý muốn nói của mình. Hãy hình dung ra một Mặt trời (ý muốn nói) với tầm một chục tiểu hành tinh (các lý lẽ) bay xung quanh nó. Nắm bắt được Mặt trời là quan trọng nhất, tiếp theo là cố gắng nhớ (hoặc ghi memo) được càng nhiều tiểu hành tinh càng tốt.
Thứ ba, bạn cần có rirekisho viết bằng tiếng Nhật, trong đó nêu các kinh nghiệm phiên dịch đã có của mình. Phần kinh nghiệm sẽ được bổ sung dần theo thời gian. Lý do là khách hàng luôn yêu cầu Nibe cung cấp CV của phiên dịch để phán đoán: PDV này có đủ trình độ, có phù hợp không. Đối với khách hàng Việt Nam, dĩ nhiên là khách không biết tiếng Nhật rồi, thì chúng ta phải chuẩn bị CV viết bằng tiếng Việt nữa.
Bạn có thể tham khảo rirekisho tiếng Nhật của chị Lan Anh tại đây.
Lương của phiên dịch viên tiếng Nhật?
Tùy từng vụ việc, nhưng về cơ bản các phiên dịch viên được trả lương theo giờ. Mức lương mỗi người khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm phiên dịch, vào trình độ tiếng Nhật và mức độ chu đáo khi hỗ trợ khách hàng.
Các phiên dịch viên chỉ được trả lương cho thời gian đi phiên dịch, tính từ khi gặp khách hàng cho đến khi chia tay khách hàng. Trong đó, lương ngày tiêu chuẩn (từ 8h00 đến 12h00 và từ 13h00 đến 17h00) sẽ được thông báo trước. Thời gian ngoài khoảng trên nếu dành cho việc phiên dịch thì nhận tiền làm ngoài giờ (150% mức tiêu chuẩn), nếu dành cho việc di chuyển, chờ đợi thì nhận tiền chờ đợi (50% mức tiêu chuẩn).
Phiên dịch viên tập sự: 500.000 ~ 1.000.000 đồng/ngày. Phiên dịch viên tốt: 2.500.000 ~ 3.500.000 đồng/ngày. Phiên dịch viên giỏi : 4.500.000 đồng/ngày trở lên là mức lương phổ biến trong ngành phiên dịch tiếng Nhật.
Sắp tới có việc phiên dịch nào không?
Đây là câu hỏi phổ biến nhất mà các anh chị điều phối viên của Nibe hay nhận được, nhưng bản thân chị cũng không biết câu trả lời chính xác.
Các bạn muốn tìm được công việc phiên dịch tiếng Nhật parttime thường sẽ đăng ký làm cộng tác viên của Nibe bằng cách gửi email về home@nibe.com.vn và cung cấp sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Nhật (rirekisho) cho Nibe.
Nibe sẽ liên hệ, kiểm tra trình độ tiếng Nhật của cộng tác viên và lưu giữ thông tin liên hệ. Khi khách hàng cần phiên dịch, các anh chị điều phối viên của Nibe (chị Thanh, anh Minh,...) sẽ liên hệ đến các cộng tác viên phù hợp.
Nibe sẽ giúp bạn có được việc phiên dịch tiếng Nhật một số lần đầu tiên. Còn sau đó, khách hàng có tiếp tục chọn phiên dịch viên đó cho các buổi phiên dịch tiếp theo hay không là tùy thuộc vào bản thân bạn. Ngoài việc phiên dịch chính xác, đầy đủ nội dung buổi trao đổi, khách hàng còn đánh giá về thái độ của bạn. Chị tổng hợp ở dưới đây để các bạn phiên dịch viên mới tham khảo nhé.
Các công ty Nhật thường đặt trước phiên dịch viên từ 1 đến 2 tháng trước ngày dịch. Họ xem xét CV của ứng viên, gặp mặt online trước rồi mới quyết định đặt phiên dịch. Nhưng cũng có đôi khi cộng tác viên nhận được lịch đi phiên dịch trước khi bắt đầu chỉ vài giờ.
Khách hàng thường phàn nàn gì?
Khách hàng lo lắng nhất là việc đến giờ dịch mà không thấy người phiên dịch đâu. 15 phút trước giờ hẹn, nếu bạn chưa đến, hoặc không nghe điện thoại (Zalo, Line,...) thì cả khách hàng và nhân viên Nibe sẽ truy tìm bạn. Sau buổi đó, khách sẽ phàn nàn trực tiếp qua email, điện thoại và chúng ta phải giải trình vô số lần. Tuyệt đối không được đến muộn. Và phải giữ liên lạc thường xuyên.
Có khách hàng phàn nàn là phiên dịch viên chỉ phiên dịch 3 trong 10 ý của họ. Khi hỏi rằng làm sao họ biết, khách kể là đến giờ nghỉ trưa, họ hỏi học viên bằng tiếng Anh và phát hiện ra. Một khách khác thì tức giận đùng đùng vì phiên dịch viên không chịu dịch điều anh ấy đã nói. Bạn phiên dịch giải thích rằng: Nếu nói thế thì không hợp với văn hóa của Nhật, nên bạn kiên quyết không dịch!!! Kinh nghiệm rút ra là: Phiên dịch viên là người trung lập, cần phải dịch khách quan những điều mà 2 bên đã nói. Cố gắng dịch được 100% các ý thì là tốt. Mà kém nhất cũng phải 90% trở lên mới là đạt.
Một khách khác thì phàn nàn rằng phiên dịch viên không ghi chép gì cả, họ không biết phiên dịch viên có thực sự tập trung vào việc dịch hay không. Trên thực tế, điều khách muốn là: Phiên dịch viên có thể ghi chép lại được các ý chính của buổi nói chuyện. Đặc biệt là các con số: giá bao nhiêu, ngày nào thì bắt đầu,... Có khi sau cuộc họp, khách còn gọi lại cho phiên dịch viên để check những điểm quan trọng, tránh bị hiểu lầm.
Có khách lại không thích phiên dịch viên nói kiểu tẻ ngắt “như cơm nguội”. Giọng nói đều đều, không thể hiện tình cảm gì làm cho diễn giả không thể truyền đạt được hết ý muốn nói. Diễn giả đang kể chuyện đùa mà người nghe chẳng ai cười thì thất vọng quá đi chứ. Nói quá bé, nói quá nhanh, nói đều đều khiến người nghe không phân biệt được cảm xúc của người nói là hài lòng hay bức xúc thì đều bị đánh giá thấp, ngay cả khi người nghe hoàn toàn không biết tiếng Nhật.
Thái độ của người phiên dịch cũng rất quan trọng. Có khách hàng khen phiên dịch viên hết lời: Không chỉ phiên dịch, anh ấy còn giải thích cho chúng tôi về tập quán thương mại của phía Việt Nam, khiến cho buổi đàm phán rất thuận lợi. Nhưng cũng có khách hàng phàn nàn về việc: phiên dịch viên lướt điện thoại trong giờ dịch. Họ quan niệm rằng nếu đã thuê phiên dịch viên từ 8h sáng đến 5h chiều thì trong khoảng thời gian đó, phiên dịch viên phải toàn tâm toàn ý với công việc của mình. Lúc nghỉ giải lao thì không tính, nhưng nếu trong giờ làm việc, bạn lại chat với bạn bè, up ảnh lên facebook thì không ổn.
Còn một điểm nữa, đó là khách thấy khó xử khi phiên dịch viên ăn mặc không phù hợp. Có bạn phiên dịch viên ngủ quên, sau đó vội vàng đến gặp khách trong bộ quần áo “mẹ bổi”. Phiên dịch viên cũng là một thành viên trong phái đoàn, chúng ta cần ăn mặc đúng lễ nghi để giữ thể diện cho khách hàng. Chẳng hạn như áo sơ mi có cổ, có tay áo hoặc blazer khoác ngoài.
Làm thế nào để trở thành PDV tiếng Nhật?
Mọi người chỉ cần gửi sơ yếu lý lịch đến home@nibe.com.vn. Nibe chắc chắn sẽ phản hồi và thu xếp công việc phiên dịch parttime cho bạn. Có đánh giá là "Nibe toàn những việc phiên dịch yêu cầu rất cao." nhưng thật ra luôn có nhiều cơ hội để đi phiên dịch tiếng Nhật, từ việc đơn giản như đi cùng các đoàn làm tình nguyện đến các công việc vừa sức như dịch business matching. Nhiều bạn đã trau dồi trình độ phiên dịch thông qua những công việc như vậy, sau đó mới nhận được các việc khó hơn.
Luyện phiên dịch tiếng Nhật như thế nào?
Mọi người không biết có hay xem youtube không?
Kênh NewsPicks/ニューズピックス có rất nhiều chủ đề mang tính thời sự. Xem tin rồi luyện dịch rất tốt. Kênh này nói rất nhanh nên mình không dùng để luyện shadowing được, chỉ luyện phiên dịch ngắt đoạn thôi.
Còn để luyện phiên dịch đồng thời, bạn cần chọn một kênh nói ôn hòa hơn. Hãy thử dùng kênh 大愚和尚の一問一答/Osho Taigu’s Heart of Buddha để luyện tập. Đây là các bài giải đáp của nhà sư Taigu Osho sau khi nhận được thư tâm sự của người xem. Chủ đề rất đa dạng, từ việc làm thế nào để vượt qua sở thích mua sắm quá độ các vật phẩm của thần tượng, đến việc có nên tin vào Phật pháp không khi mà các nhà sư làm chúng ta thất vọng,...
Một cách nữa là đi nghe hội thảo có các anh chị phiên dịch kỳ cựu dịch. Nếu để ý, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều, từ cách ngắt câu, tốc độ nói, xử lý tình huống khi bị dịch nhầm, dịch sót.
Luyện trí nhớ cũng là một cách để luyện phiên dịch. Cách làm cụ thể là: Chọn một đoạn text chứa khoảng 3, 4 câu, dài khoảng 5 dòng rồi học thuộc lòng. Thuộc đến mức có thể nhắc lại toàn đoạn mà không cần nhìn nữa thì là đạt. Tốt nhất là học thuộc đoạn text tiếng Nhật. Nhưng nếu bạn chỉ cần luyện trí nhớ thì luyện bằng text tiếng Việt cũng có hiệu quả rõ rệt. Mỗi lần sinh con xong, chị lại phải luyện lại trí nhớ ngắn hạn kiểu này, nếu không thì não cá vàng cực kỳ luôn. Mục tiêu là nhớ được toàn bộ nội dung một bài nói khoảng 2 phút. Đợt luyện tập thường khoảng 1, 2 tháng. Mỗi tuần học thuộc 3 đoạn văn.
Nên làm gì để vượt qua chứng hồi hộp?
Trong thời gian gian đầu mới tập làm phiên dịch, chị rất hay hồi hộp. Chị sợ nếu khách nói mà mình không hiểu gì, không dịch được thì làm sao. Sợ là khách nói dài quá, mình không ghi nhớ được hết các ý. Rồi sợ là chuyên ngành đó (thiết kế đập, sở hữu trí tuệ, phát triển hệ thống IT,...) mình có được học đâu, làm sao mà dịch được từ chuyên ngành đây?
Chúng ta chỉ có thể khắc phục nỗi sợ đó bằng cách chuẩn bị thật kỹ.
Đầu tiên, khách hàng cũng có cùng nỗi sợ như vậy. Họ sẽ cung cấp tài liệu liên quan, họp online để giải thích trước các nội dung định trình bày trong buổi họp chính thức. Phiên dịch viên cần đọc kỹ các tài liệu đã được cung cấp, chuẩn bị sẵn danh sách từ chuyên ngành bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Lượng tài liệu cho cuộc họp tầm 3 tiếng đồng hồ thường là 40 – 50 trang PPT. Nhân với 2 bản (tiếng Nhật + tiếng Việt) là tầm 100 trang tài liệu. Nếu chỉ cho bạn 1 buổi tối để đọc chúng, bạn có đọc kịp không? Bạn nên đọc thành tiếng, đọc ra miệng thì mới nhồi nhét được nội dung này vào bộ nhớ được. Điều ta cần nhớ chắc là các từ chuyên ngành theo cặp Nhật – Việt. Còn nội dung tổng thể thì không cần cố sức nhớ theo cặp Nhật – Việt, chỉ cần đọc thành tiếng một lần, chúng sẽ tự lưu vào đầu bạn.
Theo chị, các bạn phiên dịch viên "đừng bao giờ ngần ngại trao đổi trước (事前打合せ)" vì bạn chắc chắn sẽ hết sợ nếu biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.
Đọc trang web để hiểu thêm về công ty của khách hàng cũng có thể giúp phiên dịch viên yên tâm hơn.
Tối hôm trước, bạn hãy chuẩn bị trang phục, sổ ghi chép cũng như các tài liệu liên quan. Ngủ đủ giấc và ăn no cũng sẽ giúp ích rất nhiều. Bạn có thể thấy mặt mình nóng lên khi tập trung cao độ, đó là não đang sử dụng năng lượng ào ào cho việc so sánh và truy xuất dữ liệu: tình huống này thì trong tiếng Nhật nói như thế nào?
Nếu có thể, hãy xin danh sách đại biểu cả 2 phía Việt Nam và Nhật Bản. Bởi vì tên người và chức danh là những thông tin rất khó nhớ, nếu mà nói nhầm thì sẽ bị phát hiện ngay. Đọc trước một lượt và cầm theo bản in để đỡ bị lúng túng.
Chuẩn bị kỹ và luyện tập nhiều thì bạn sẽ không còn bị căng thẳng khi làm thật nữa!
Phiên dịch có phải đi giày cao gót không?
Không biết các bạn có hình dung ra không chứ khi dịch cho khách VIP, phiên dịch viên có lúc phải chạy như bay. Bộ trưởng chỉ xuất hiện vài phút thôi. Được gọi là phải chạy nhanh tới. Thế nên giày da đen cao 3 cm là phù hợp nhất. Giày kiểu thể thao ôm chân cũng được, miễn là trông tổng thể gọn gàng và không làm đau chân khi đứng lâu. Nói cho cùng, phiên dịch là một ngành dịch vụ. Phiên dịch viên chúng ta là người phục vụ chứ không phải nhân vật chính, không cần thiết phải cao như người mẫu và cũng không mấy ai chú ý đến chân chúng ta đang đi giày gì cả. Giày dép và trang phục giúp ta thoải mái và tự tin là được.
Thêm một kinh nghiệm nữa là các khách sạn 5 sao và phòng họp thường đặt điều hòa rất lạnh. Mặc vest và trang phục kín cổng cao tường thực ra mới vừa vặn, để bạn không bị quá lạnh mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì, lương bao nhiêu là những câu hỏi nhiều bạn đặt ra cho Nibe.
Dưới đây là chia sẻ của chị Lan Anh - một phiên dịch viên tiếng Nhật có hai mươi năm kinh nghiệm về những điều chị và các đồng nghiệp hay được hỏi nhất. Chị Lan Anh muốn "một lần nói hết" để các bạn hiểu rõ hơn về công việc của phiên dịch viên.
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì, lương bao nhiêu là những câu hỏi nhiều bạn đặt ra cho Nibe.
Dưới đây là chia sẻ của chị Lan Anh - một phiên dịch viên tiếng Nhật có hai mươi năm kinh nghiệm về những điều chị và các đồng nghiệp hay được hỏi nhất. Chị Lan Anh muốn "một lần nói hết" để các bạn hiểu rõ hơn về công việc của phiên dịch viên.
.png)
Các phiên dịch viên tiếng Nhật của Nibe trong một buổi làm việc với khách hàng tại Hà Nội
Làm phiên dịch tiếng Nhật cần những gì?
Trước hết, bạn cần có năng lực tiếng Nhật ở mức N2 trở lên. Đặc biệt các mẫu câu trong ngữ pháp N3 và N2 được dùng rất nhiều trong cuộc sống. Hãy sử dụng thành thạo chúng ở cả kỹ năng đọc và kỹ năng nói. Nếu bạn đã có bằng N2 rồi thì rất tốt, điều bạn cần luyện tập là nói được ra các câu này bằng lời.
Thứ hai, bạn cần có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, tìm ra đâu là ý người nói muốn nói nhất, chứ không chỉ các câu từ mà người nói thể hiện ra. Vì thường người nói không nói một câu đơn lẻ. Họ sẽ nói một chùm câu, có thể dài đến 2 phút, với rất nhiều lý lẽ để minh họa cho ý muốn nói của mình. Hãy hình dung ra một Mặt trời (ý muốn nói) với tầm một chục tiểu hành tinh (các lý lẽ) bay xung quanh nó. Nắm bắt được Mặt trời là quan trọng nhất, tiếp theo là cố gắng nhớ (hoặc ghi memo) được càng nhiều tiểu hành tinh càng tốt.
Thứ ba, bạn cần có rirekisho viết bằng tiếng Nhật, trong đó nêu các kinh nghiệm phiên dịch đã có của mình. Phần kinh nghiệm sẽ được bổ sung dần theo thời gian. Lý do là khách hàng luôn yêu cầu Nibe cung cấp CV của phiên dịch để phán đoán: PDV này có đủ trình độ, có phù hợp không. Đối với khách hàng Việt Nam, dĩ nhiên là khách không biết tiếng Nhật rồi, thì chúng ta phải chuẩn bị CV viết bằng tiếng Việt nữa.
Bạn có thể tham khảo rirekisho tiếng Nhật của chị Lan Anh tại đây.
Lương của phiên dịch viên tiếng Nhật?
Tùy từng vụ việc, nhưng về cơ bản các phiên dịch viên được trả lương theo giờ. Mức lương mỗi người khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm phiên dịch, vào trình độ tiếng Nhật và mức độ chu đáo khi hỗ trợ khách hàng.
Các phiên dịch viên chỉ được trả lương cho thời gian đi phiên dịch, tính từ khi gặp khách hàng cho đến khi chia tay khách hàng. Trong đó, lương ngày tiêu chuẩn (từ 8h00 đến 12h00 và từ 13h00 đến 17h00) sẽ được thông báo trước. Thời gian ngoài khoảng trên nếu dành cho việc phiên dịch thì nhận tiền làm ngoài giờ (150% mức tiêu chuẩn), nếu dành cho việc di chuyển, chờ đợi thì nhận tiền chờ đợi (50% mức tiêu chuẩn).
Phiên dịch viên tập sự: 500.000 ~ 1.000.000 đồng/ngày. Phiên dịch viên tốt: 2.500.000 ~ 3.500.000 đồng/ngày. Phiên dịch viên giỏi : 4.500.000 đồng/ngày trở lên là mức lương phổ biến trong ngành phiên dịch tiếng Nhật.
Sắp tới có việc phiên dịch nào không?
Đây là câu hỏi phổ biến nhất mà các anh chị điều phối viên của Nibe hay nhận được, nhưng bản thân chị cũng không biết câu trả lời chính xác.
Các bạn muốn tìm được công việc phiên dịch tiếng Nhật parttime thường sẽ đăng ký làm cộng tác viên của Nibe bằng cách gửi email về home@nibe.com.vn và cung cấp sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Nhật (rirekisho) cho Nibe.
Nibe sẽ liên hệ, kiểm tra trình độ tiếng Nhật của cộng tác viên và lưu giữ thông tin liên hệ. Khi khách hàng cần phiên dịch, các anh chị điều phối viên của Nibe (chị Thanh, anh Minh,...) sẽ liên hệ đến các cộng tác viên phù hợp.
Nibe sẽ giúp bạn có được việc phiên dịch tiếng Nhật một số lần đầu tiên. Còn sau đó, khách hàng có tiếp tục chọn phiên dịch viên đó cho các buổi phiên dịch tiếp theo hay không là tùy thuộc vào bản thân bạn. Ngoài việc phiên dịch chính xác, đầy đủ nội dung buổi trao đổi, khách hàng còn đánh giá về thái độ của bạn. Chị tổng hợp ở dưới đây để các bạn phiên dịch viên mới tham khảo nhé.
Các công ty Nhật thường đặt trước phiên dịch viên từ 1 đến 2 tháng trước ngày dịch. Họ xem xét CV của ứng viên, gặp mặt online trước rồi mới quyết định đặt phiên dịch. Nhưng cũng có đôi khi cộng tác viên nhận được lịch đi phiên dịch trước khi bắt đầu chỉ vài giờ.
Khách hàng thường phàn nàn gì?
Khách hàng lo lắng nhất là việc đến giờ dịch mà không thấy người phiên dịch đâu. 15 phút trước giờ hẹn, nếu bạn chưa đến, hoặc không nghe điện thoại (Zalo, Line,...) thì cả khách hàng và nhân viên Nibe sẽ truy tìm bạn. Sau buổi đó, khách sẽ phàn nàn trực tiếp qua email, điện thoại và chúng ta phải giải trình vô số lần. Tuyệt đối không được đến muộn. Và phải giữ liên lạc thường xuyên.
Có khách hàng phàn nàn là phiên dịch viên chỉ phiên dịch 3 trong 10 ý của họ. Khi hỏi rằng làm sao họ biết, khách kể là đến giờ nghỉ trưa, họ hỏi học viên bằng tiếng Anh và phát hiện ra. Một khách khác thì tức giận đùng đùng vì phiên dịch viên không chịu dịch điều anh ấy đã nói. Bạn phiên dịch giải thích rằng: Nếu nói thế thì không hợp với văn hóa của Nhật, nên bạn kiên quyết không dịch!!! Kinh nghiệm rút ra là: Phiên dịch viên là người trung lập, cần phải dịch khách quan những điều mà 2 bên đã nói. Cố gắng dịch được 100% các ý thì là tốt. Mà kém nhất cũng phải 90% trở lên mới là đạt.
Một khách khác thì phàn nàn rằng phiên dịch viên không ghi chép gì cả, họ không biết phiên dịch viên có thực sự tập trung vào việc dịch hay không. Trên thực tế, điều khách muốn là: Phiên dịch viên có thể ghi chép lại được các ý chính của buổi nói chuyện. Đặc biệt là các con số: giá bao nhiêu, ngày nào thì bắt đầu,... Có khi sau cuộc họp, khách còn gọi lại cho phiên dịch viên để check những điểm quan trọng, tránh bị hiểu lầm.
Có khách lại không thích phiên dịch viên nói kiểu tẻ ngắt “như cơm nguội”. Giọng nói đều đều, không thể hiện tình cảm gì làm cho diễn giả không thể truyền đạt được hết ý muốn nói. Diễn giả đang kể chuyện đùa mà người nghe chẳng ai cười thì thất vọng quá đi chứ. Nói quá bé, nói quá nhanh, nói đều đều khiến người nghe không phân biệt được cảm xúc của người nói là hài lòng hay bức xúc thì đều bị đánh giá thấp, ngay cả khi người nghe hoàn toàn không biết tiếng Nhật.
Thái độ của người phiên dịch cũng rất quan trọng. Có khách hàng khen phiên dịch viên hết lời: Không chỉ phiên dịch, anh ấy còn giải thích cho chúng tôi về tập quán thương mại của phía Việt Nam, khiến cho buổi đàm phán rất thuận lợi. Nhưng cũng có khách hàng phàn nàn về việc: phiên dịch viên lướt điện thoại trong giờ dịch. Họ quan niệm rằng nếu đã thuê phiên dịch viên từ 8h sáng đến 5h chiều thì trong khoảng thời gian đó, phiên dịch viên phải toàn tâm toàn ý với công việc của mình. Lúc nghỉ giải lao thì không tính, nhưng nếu trong giờ làm việc, bạn lại chat với bạn bè, up ảnh lên facebook thì không ổn.
Còn một điểm nữa, đó là khách thấy khó xử khi phiên dịch viên ăn mặc không phù hợp. Có bạn phiên dịch viên ngủ quên, sau đó vội vàng đến gặp khách trong bộ quần áo “mẹ bổi”. Phiên dịch viên cũng là một thành viên trong phái đoàn, chúng ta cần ăn mặc đúng lễ nghi để giữ thể diện cho khách hàng. Chẳng hạn như áo sơ mi có cổ, có tay áo hoặc blazer khoác ngoài.
Làm thế nào để trở thành PDV tiếng Nhật?
Mọi người chỉ cần gửi sơ yếu lý lịch đến home@nibe.com.vn. Nibe chắc chắn sẽ phản hồi và thu xếp công việc phiên dịch parttime cho bạn. Có đánh giá là "Nibe toàn những việc phiên dịch yêu cầu rất cao." nhưng thật ra luôn có nhiều cơ hội để đi phiên dịch tiếng Nhật, từ việc đơn giản như đi cùng các đoàn làm tình nguyện đến các công việc vừa sức như dịch business matching. Nhiều bạn đã trau dồi trình độ phiên dịch thông qua những công việc như vậy, sau đó mới nhận được các việc khó hơn.
Luyện phiên dịch tiếng Nhật như thế nào?
Mọi người không biết có hay xem youtube không?
Kênh NewsPicks/ニューズピックス có rất nhiều chủ đề mang tính thời sự. Xem tin rồi luyện dịch rất tốt. Kênh này nói rất nhanh nên mình không dùng để luyện shadowing được, chỉ luyện phiên dịch ngắt đoạn thôi.
Còn để luyện phiên dịch đồng thời, bạn cần chọn một kênh nói ôn hòa hơn. Hãy thử dùng kênh 大愚和尚の一問一答/Osho Taigu’s Heart of Buddha để luyện tập. Đây là các bài giải đáp của nhà sư Taigu Osho sau khi nhận được thư tâm sự của người xem. Chủ đề rất đa dạng, từ việc làm thế nào để vượt qua sở thích mua sắm quá độ các vật phẩm của thần tượng, đến việc có nên tin vào Phật pháp không khi mà các nhà sư làm chúng ta thất vọng,...
Một cách nữa là đi nghe hội thảo có các anh chị phiên dịch kỳ cựu dịch. Nếu để ý, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều, từ cách ngắt câu, tốc độ nói, xử lý tình huống khi bị dịch nhầm, dịch sót.
Luyện trí nhớ cũng là một cách để luyện phiên dịch. Cách làm cụ thể là: Chọn một đoạn text chứa khoảng 3, 4 câu, dài khoảng 5 dòng rồi học thuộc lòng. Thuộc đến mức có thể nhắc lại toàn đoạn mà không cần nhìn nữa thì là đạt. Tốt nhất là học thuộc đoạn text tiếng Nhật. Nhưng nếu bạn chỉ cần luyện trí nhớ thì luyện bằng text tiếng Việt cũng có hiệu quả rõ rệt. Mỗi lần sinh con xong, chị lại phải luyện lại trí nhớ ngắn hạn kiểu này, nếu không thì não cá vàng cực kỳ luôn. Mục tiêu là nhớ được toàn bộ nội dung một bài nói khoảng 2 phút. Đợt luyện tập thường khoảng 1, 2 tháng. Mỗi tuần học thuộc 3 đoạn văn.
Nên làm gì để vượt qua chứng hồi hộp?
Trong thời gian gian đầu mới tập làm phiên dịch, chị rất hay hồi hộp. Chị sợ nếu khách nói mà mình không hiểu gì, không dịch được thì làm sao. Sợ là khách nói dài quá, mình không ghi nhớ được hết các ý. Rồi sợ là chuyên ngành đó (thiết kế đập, sở hữu trí tuệ, phát triển hệ thống IT,...) mình có được học đâu, làm sao mà dịch được từ chuyên ngành đây?
Chúng ta chỉ có thể khắc phục nỗi sợ đó bằng cách chuẩn bị thật kỹ.
Đầu tiên, khách hàng cũng có cùng nỗi sợ như vậy. Họ sẽ cung cấp tài liệu liên quan, họp online để giải thích trước các nội dung định trình bày trong buổi họp chính thức. Phiên dịch viên cần đọc kỹ các tài liệu đã được cung cấp, chuẩn bị sẵn danh sách từ chuyên ngành bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Lượng tài liệu cho cuộc họp tầm 3 tiếng đồng hồ thường là 40 – 50 trang PPT. Nhân với 2 bản (tiếng Nhật + tiếng Việt) là tầm 100 trang tài liệu. Nếu chỉ cho bạn 1 buổi tối để đọc chúng, bạn có đọc kịp không? Bạn nên đọc thành tiếng, đọc ra miệng thì mới nhồi nhét được nội dung này vào bộ nhớ được. Điều ta cần nhớ chắc là các từ chuyên ngành theo cặp Nhật – Việt. Còn nội dung tổng thể thì không cần cố sức nhớ theo cặp Nhật – Việt, chỉ cần đọc thành tiếng một lần, chúng sẽ tự lưu vào đầu bạn.
Theo chị, các bạn phiên dịch viên "đừng bao giờ ngần ngại trao đổi trước (事前打合せ)" vì bạn chắc chắn sẽ hết sợ nếu biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.
Đọc trang web để hiểu thêm về công ty của khách hàng cũng có thể giúp phiên dịch viên yên tâm hơn.
Tối hôm trước, bạn hãy chuẩn bị trang phục, sổ ghi chép cũng như các tài liệu liên quan. Ngủ đủ giấc và ăn no cũng sẽ giúp ích rất nhiều. Bạn có thể thấy mặt mình nóng lên khi tập trung cao độ, đó là não đang sử dụng năng lượng ào ào cho việc so sánh và truy xuất dữ liệu: tình huống này thì trong tiếng Nhật nói như thế nào?
Nếu có thể, hãy xin danh sách đại biểu cả 2 phía Việt Nam và Nhật Bản. Bởi vì tên người và chức danh là những thông tin rất khó nhớ, nếu mà nói nhầm thì sẽ bị phát hiện ngay. Đọc trước một lượt và cầm theo bản in để đỡ bị lúng túng.
Chuẩn bị kỹ và luyện tập nhiều thì bạn sẽ không còn bị căng thẳng khi làm thật nữa!
Phiên dịch có phải đi giày cao gót không?
Không biết các bạn có hình dung ra không chứ khi dịch cho khách VIP, phiên dịch viên có lúc phải chạy như bay. Bộ trưởng chỉ xuất hiện vài phút thôi. Được gọi là phải chạy nhanh tới. Thế nên giày da đen cao 3 cm là phù hợp nhất. Giày kiểu thể thao ôm chân cũng được, miễn là trông tổng thể gọn gàng và không làm đau chân khi đứng lâu. Nói cho cùng, phiên dịch là một ngành dịch vụ. Phiên dịch viên chúng ta là người phục vụ chứ không phải nhân vật chính, không cần thiết phải cao như người mẫu và cũng không mấy ai chú ý đến chân chúng ta đang đi giày gì cả. Giày dép và trang phục giúp ta thoải mái và tự tin là được.
Thêm một kinh nghiệm nữa là các khách sạn 5 sao và phòng họp thường đặt điều hòa rất lạnh. Mặc vest và trang phục kín cổng cao tường thực ra mới vừa vặn, để bạn không bị quá lạnh mà ảnh hưởng đến sức khỏe.