Bí quyết dịch tiếng Nhật hay


Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân khuyên chúng ta: Diễn đạt theo cách nói của người Việt là diễn đạt hay. Bản dịch tiếng Việt của bạn có hay hay không tùy thuộc vào diễn đạt tiếng Việt của bạn thế nào, chứ không chỉ phụ thuộc vào trình độ tiếng Nhật của bạn giỏi đến mức nào.

Mình thấy cuốn sách “Từ câu sai đến câu hay” của bác Dân rất hay. Nên mình xin tóm tắt các điểm có thể ứng dụng ngay trong khi biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt để có bản dịch tốt.

Người Việt thường nói thế nào?

1. Người Việt kể lại tuần tự những việc đã xảy ra theo trật tự thời gian

Sự việc đã xảy ra thế nào thì trật tự từ ngữ phản ánh chúng cũng như vậy.

Ví dụ 1: Tôi đi săn về.

Thứ tự thời gian ở đây là: Tôi đi – tôi săn – tôi về.

Ví dụ 2: Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy mẹ vợ vay tiền mua cho làm phương tiện kiếm sống.

Câu trên do hai câu đơn giản hơn hợp lại:

(2a) Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy.

(2b) Mẹ vợ vay tiền mua (xe máy) cho làm phương tiện kiếm sống.

Ở mỗi câu (2a), (2b), chúng ta gặp những chuỗi động từ theo đúng trật tự thời gian xảy ra nên vẫn nghe được: (2a) bài bạc – thua hết – bán; (2b) vay – mua – cho – làm – kiếm.

Ví dụ 3: Đây là thỉnh cầu của một nhà đầu tư dự án điện tái tạo Nhật Bản gửi tới Chính phủ Việt Nam.

“Ha GiangのPPA締結までは、既存FIT制度の無効化は待っていただきたい。”

Câu gốc tiếng Nhật này dịch sang tiếng Việt thì thứ tự theo thời gian là gì? Ký kết PPA cho Dự án Hà Giang là trước, hay chấm dứt hiệu lực của cơ chế giá cố định (giá FIT) là trước?

Câu trả lời là: Thứ tự xuất hiện của các cụm từ trong câu tiếng Nhật thường là ngược với thứ tự xuất hiện của các cụm từ trong câu tiếng Việt. Cụm động từ 待っていただきたいcó nghĩa là “Xin chờ”. Động từ này nằm ở tận cùng của câu tiếng Nhật, nhưng khi dịch sang tiếng Việt sẽ nằm ở đầu câu tiếng Việt.

Câu dịch tiếng Việt: “Xin chờ đến khi ký xong PPA cho Dự án Hà Giang rồi hãy chấm dứt hiệu lực của cơ chế FIT hiện hành.”

Còn 2 cụm “ký xong PPA cho Dự án Hà Giang” và “chấm dứt hiệu lực của cơ chế FIT hiện hành” thì nằm theo trật tự thời gian. (“ký” diễn ra trước, sau đó mới đến “chấm dứt hiệu lực”.)

Muốn xác định trật tự thời gian này, ta phải tìm hiểu bối cảnh đằng sau lời thỉnh cầu này. Cụ thể là: Hiện nay, giá FIT là 8,47 cent/kWh. Chính phủ đang định chấm dứt hiệu lực của cơ chế hiện hành, đưa giá FIT về 8,1 cent/kWh. Nhà đầu tư sẽ không có lãi nếu bị áp giá FIT thấp hơn mức hiện hành là 8,47 cent/kWh. Vì vậy, nhà đầu tư thỉnh cầu Chính phủ ký hợp đồng mua điện (PPA) với mức giá hiện hành là 8,47 cent/kWh, sau đó hãy chấm dứt cơ chế này (hạ giá FIT).

Trật tự thời gian này đôi khi khó mà nhận thấy nếu ta chỉ đọc câu tiếng Nhật. Để cho chính xác nhất, người biên dịch nên hỏi chính tác giả về ý họ muốn nói, hoặc suy từ bối cảnh ra ý muốn nói.

Thường người Việt dùng câu ghép nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả. Trong câu nhân quả thì nguyên nhân, điều kiện xảy ra trước, kết quả xảy ra sau.

Viết kết quả trước, nguyên nhân sau nên câu dưới đây khó hiểu:

“Thế nhưng khi những tay cá cược mê Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra vỉa hè ở vì... Anelka, thì tiền đạo này lại cất tiếng hát: từ đầu mùa bóng đến nay Anelka liên tục ghi bàn cho Manchester City.”

Nên sửa lại như sau:

“Thế nhưng khi những tay cá cược vì Anelka mà ‘bắt’ Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra ở vỉa hè, thì tiền đạo này lại tỏa sáng: từ đầu mùa bóng đến nay anh liên tục ghi bàn cho Manchester City.”

Nguyên tắc trật tự từ ngữ phản ánh trật tự thời gian các hiện tượng, sự việc đã xảy ra cũng được dùng trong những kiểu câu khác như câu hỏi, câu mệnh lệnh.

  • Nếu việc chưa xảy ra, chúng ta hỏi: “Nếu tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không?”
  • Nếu việc đã xảy ra rồi thì hỏi: “Tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không?”
  • Kiểu hỏi sau đây khó nghe: “Có làm phiền anh lắm không nếu tôi bật tivi?”

2. Tiếng Việt dùng nhiều động từ đi thành chuỗi, dùng nhiều động từ, dùng ít danh từ

Thường thì câu càng ít những từ sự, việc càng dễ nghe hơn, càng hợp với lỗ tai của người Việt hơn. Người Việt không nói “Sự có mặt của giám đốc làm chúng ta rất phấn khởi.” mà nói là “Giám đốc đến làm chúng ta rất phấn khởi.” Tức là, chuyển danh ngữ “Sự có mặt của giám đốc” thành cụm chủ vị có động từ “giám đốc đến” thì câu bớt được sựcủa, ngắn hơn và trở nên động hơn.

Cũng vậy, danh từ “tính tiêu cực” làm câu sau đây nặng nề:

“Mặt khác, phe chính trị đối lập Israel cũng đòi điều tra chính thức những lời cáo giác về Irag do Mossad đưa ra vì điều này phản ánh tính tiêu cực lên tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel.”

Chuyển nó thành động từ thì câu thuận hơn:

“... vì điều này phản ánh tiêu cực đã chi phối tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel.”

3. Người Việt thích dùng câu chủ động, ít dùng câu bị động.

Cách thể hiện ý bị động cũng khác. Đó là không cần dùng trợ từ thể hiện phương thức bị động “bởi”, “bằng” như trong tiếng Nhật.

Ở dạng chủ động chúng ta nói:

(a) Ba buộc một con trâu ở bụi tre.

(b) Ba tặng sách cho Nam.

Chuyển sang dạng bị động, người Anh sẽ nói: “Một con trâu bị buộc ở bụi tre bởi Ba”; “Năm được tặng sách bởi Ba”. Nói vậy không sai ngữ pháp nhưng không là cách nói của người Việt. Chúng ta nói:

(a’) Một con trâu bị Ba buộc ở bụi tre.

(a’’) Một con trâu buộc ở bụi tre.

(b’) Năm được Ba tặng sách.

Cũng vậy, không nên nói: “Hàng nghìn nạn nhân đã bị giết chết bởi bom nguyên tử.”. Nên nói: “Hàng nghìn nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết chết.”

4. Trật tự bình thường trong một câu tiếng Việt là: trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ - công cụ

Ví dụ 4: Ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị Hà Lan trong 32 năm (1948 – 1980), đã qua đời do nhiễm trùng phổi tại cung điện Soestdijk, Hà Lan, thọ 94 tuổi.

Cách viết trên mơ hồ vì đứt mạch văn: chết tại cung điện Soestdijk chứ không phải do nhiễm trùng phổi tại cung điện. Chúng ta sửa bằng cách đảo lại trật tự thành phần câu: Đưa trạng ngữ chỉ nguyên nhân “do nhiễm trùng phổi” lên đầu câu:

(4b) Do nhiễm trùng phổi, ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị Hà Lan trong 32 năm (1948 – 1980), đã qua đời tại cung điện Soestdijk, Hà Lan, thọ 94 tuổi.

Ví dụ 5: ... đàn ông thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giảm so với người không có hoạt động thể chất.

Câu trên đã diễn đạt ngược trật tự vị ngữ - bổ ngữ. Giảm gì? -  Giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy nói “Có nguy cơ mắc bệnh giảm...” là ngược trật tự, khiến người đọc nhanh vội lầm tưởng là “có nguy cơ mắc bệnh...”. Nên sửa là:

(5b)... đàn ông thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Chúng ta nói theo trật tự trạng ngữ - nguyên nhânkết quả:

Ví dụ 6: Hôm qua ở quận Ba, vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda.

Không nên đưa trạng ngữ xuống cuối câu, như:

(6b) Vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda hôm qua ở quận Ba.

(6c) Vì hỏng thắng, hôm qua một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda ở quận Ba.

5. Lời kết

Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng cuối cùng này. Bản thân mình thấy bài viết này dài lê thê! Đây chính là khảo nghiệm dành cho những bạn thật lòng muốn làm biên dịch tiếng Nhật thật tốt.

Trong lúc biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, nếu bạn thấy câu dịch của mình trúc trắc, mơ hồ thì hãy kiểm tra lại theo 4 tiêu chí ở trên rồi sửa nhé.

Nibe sẽ tiếp tục tổng hợp một số bí quyết biên dịch tiếng Nhật tâm đắc của bọn mình để gửi tới các bạn. Yoroshiku onegaisimasu!

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân khuyên chúng ta: Diễn đạt theo cách nói của người Việt là diễn đạt hay. Bản dịch tiếng Việt của bạn có hay hay không tùy thuộc vào diễn đạt tiếng Việt của bạn thế nào, chứ không chỉ phụ thuộc vào trình độ tiếng Nhật của bạn giỏi đến mức nào.

Mình thấy cuốn sách “Từ câu sai đến câu hay” của bác Dân rất hay. Nên mình xin tóm tắt các điểm có thể ứng dụng ngay trong khi biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt để có bản dịch tốt.

Người Việt thường nói thế nào?

1. Người Việt kể lại tuần tự những việc đã xảy ra theo trật tự thời gian

Sự việc đã xảy ra thế nào thì trật tự từ ngữ phản ánh chúng cũng như vậy.

Ví dụ 1: Tôi đi săn về.

Thứ tự thời gian ở đây là: Tôi đi – tôi săn – tôi về.

Ví dụ 2: Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy mẹ vợ vay tiền mua cho làm phương tiện kiếm sống.

Câu trên do hai câu đơn giản hơn hợp lại:

(2a) Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy.

(2b) Mẹ vợ vay tiền mua (xe máy) cho làm phương tiện kiếm sống.

Ở mỗi câu (2a), (2b), chúng ta gặp những chuỗi động từ theo đúng trật tự thời gian xảy ra nên vẫn nghe được: (2a) bài bạc – thua hết – bán; (2b) vay – mua – cho – làm – kiếm.

Ví dụ 3: Đây là thỉnh cầu của một nhà đầu tư dự án điện tái tạo Nhật Bản gửi tới Chính phủ Việt Nam.

“Ha GiangのPPA締結までは、既存FIT制度の無効化は待っていただきたい。”

Câu gốc tiếng Nhật này dịch sang tiếng Việt thì thứ tự theo thời gian là gì? Ký kết PPA cho Dự án Hà Giang là trước, hay chấm dứt hiệu lực của cơ chế giá cố định (giá FIT) là trước?

Câu trả lời là: Thứ tự xuất hiện của các cụm từ trong câu tiếng Nhật thường là ngược với thứ tự xuất hiện của các cụm từ trong câu tiếng Việt. Cụm động từ 待っていただきたいcó nghĩa là “Xin chờ”. Động từ này nằm ở tận cùng của câu tiếng Nhật, nhưng khi dịch sang tiếng Việt sẽ nằm ở đầu câu tiếng Việt.

Câu dịch tiếng Việt: “Xin chờ đến khi ký xong PPA cho Dự án Hà Giang rồi hãy chấm dứt hiệu lực của cơ chế FIT hiện hành.”

Còn 2 cụm “ký xong PPA cho Dự án Hà Giang” và “chấm dứt hiệu lực của cơ chế FIT hiện hành” thì nằm theo trật tự thời gian. (“ký” diễn ra trước, sau đó mới đến “chấm dứt hiệu lực”.)

Muốn xác định trật tự thời gian này, ta phải tìm hiểu bối cảnh đằng sau lời thỉnh cầu này. Cụ thể là: Hiện nay, giá FIT là 8,47 cent/kWh. Chính phủ đang định chấm dứt hiệu lực của cơ chế hiện hành, đưa giá FIT về 8,1 cent/kWh. Nhà đầu tư sẽ không có lãi nếu bị áp giá FIT thấp hơn mức hiện hành là 8,47 cent/kWh. Vì vậy, nhà đầu tư thỉnh cầu Chính phủ ký hợp đồng mua điện (PPA) với mức giá hiện hành là 8,47 cent/kWh, sau đó hãy chấm dứt cơ chế này (hạ giá FIT).

Trật tự thời gian này đôi khi khó mà nhận thấy nếu ta chỉ đọc câu tiếng Nhật. Để cho chính xác nhất, người biên dịch nên hỏi chính tác giả về ý họ muốn nói, hoặc suy từ bối cảnh ra ý muốn nói.

Thường người Việt dùng câu ghép nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả. Trong câu nhân quả thì nguyên nhân, điều kiện xảy ra trước, kết quả xảy ra sau.

Viết kết quả trước, nguyên nhân sau nên câu dưới đây khó hiểu:

“Thế nhưng khi những tay cá cược mê Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra vỉa hè ở vì... Anelka, thì tiền đạo này lại cất tiếng hát: từ đầu mùa bóng đến nay Anelka liên tục ghi bàn cho Manchester City.”

Nên sửa lại như sau:

“Thế nhưng khi những tay cá cược vì Anelka mà ‘bắt’ Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra ở vỉa hè, thì tiền đạo này lại tỏa sáng: từ đầu mùa bóng đến nay anh liên tục ghi bàn cho Manchester City.”

Nguyên tắc trật tự từ ngữ phản ánh trật tự thời gian các hiện tượng, sự việc đã xảy ra cũng được dùng trong những kiểu câu khác như câu hỏi, câu mệnh lệnh.

  • Nếu việc chưa xảy ra, chúng ta hỏi: “Nếu tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không?”
  • Nếu việc đã xảy ra rồi thì hỏi: “Tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không?”
  • Kiểu hỏi sau đây khó nghe: “Có làm phiền anh lắm không nếu tôi bật tivi?”

2. Tiếng Việt dùng nhiều động từ đi thành chuỗi, dùng nhiều động từ, dùng ít danh từ

Thường thì câu càng ít những từ sự, việc càng dễ nghe hơn, càng hợp với lỗ tai của người Việt hơn. Người Việt không nói “Sự có mặt của giám đốc làm chúng ta rất phấn khởi.” mà nói là “Giám đốc đến làm chúng ta rất phấn khởi.” Tức là, chuyển danh ngữ “Sự có mặt của giám đốc” thành cụm chủ vị có động từ “giám đốc đến” thì câu bớt được sựcủa, ngắn hơn và trở nên động hơn.

Cũng vậy, danh từ “tính tiêu cực” làm câu sau đây nặng nề:

“Mặt khác, phe chính trị đối lập Israel cũng đòi điều tra chính thức những lời cáo giác về Irag do Mossad đưa ra vì điều này phản ánh tính tiêu cực lên tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel.”

Chuyển nó thành động từ thì câu thuận hơn:

“... vì điều này phản ánh tiêu cực đã chi phối tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel.”

3. Người Việt thích dùng câu chủ động, ít dùng câu bị động.

Cách thể hiện ý bị động cũng khác. Đó là không cần dùng trợ từ thể hiện phương thức bị động “bởi”, “bằng” như trong tiếng Nhật.

Ở dạng chủ động chúng ta nói:

(a) Ba buộc một con trâu ở bụi tre.

(b) Ba tặng sách cho Nam.

Chuyển sang dạng bị động, người Anh sẽ nói: “Một con trâu bị buộc ở bụi tre bởi Ba”; “Năm được tặng sách bởi Ba”. Nói vậy không sai ngữ pháp nhưng không là cách nói của người Việt. Chúng ta nói:

(a’) Một con trâu bị Ba buộc ở bụi tre.

(a’’) Một con trâu buộc ở bụi tre.

(b’) Năm được Ba tặng sách.

Cũng vậy, không nên nói: “Hàng nghìn nạn nhân đã bị giết chết bởi bom nguyên tử.”. Nên nói: “Hàng nghìn nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết chết.”

4. Trật tự bình thường trong một câu tiếng Việt là: trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ - công cụ

Ví dụ 4: Ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị Hà Lan trong 32 năm (1948 – 1980), đã qua đời do nhiễm trùng phổi tại cung điện Soestdijk, Hà Lan, thọ 94 tuổi.

Cách viết trên mơ hồ vì đứt mạch văn: chết tại cung điện Soestdijk chứ không phải do nhiễm trùng phổi tại cung điện. Chúng ta sửa bằng cách đảo lại trật tự thành phần câu: Đưa trạng ngữ chỉ nguyên nhân “do nhiễm trùng phổi” lên đầu câu:

(4b) Do nhiễm trùng phổi, ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị Hà Lan trong 32 năm (1948 – 1980), đã qua đời tại cung điện Soestdijk, Hà Lan, thọ 94 tuổi.

Ví dụ 5: ... đàn ông thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giảm so với người không có hoạt động thể chất.

Câu trên đã diễn đạt ngược trật tự vị ngữ - bổ ngữ. Giảm gì? -  Giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy nói “Có nguy cơ mắc bệnh giảm...” là ngược trật tự, khiến người đọc nhanh vội lầm tưởng là “có nguy cơ mắc bệnh...”. Nên sửa là:

(5b)... đàn ông thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Chúng ta nói theo trật tự trạng ngữ - nguyên nhânkết quả:

Ví dụ 6: Hôm qua ở quận Ba, vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda.

Không nên đưa trạng ngữ xuống cuối câu, như:

(6b) Vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda hôm qua ở quận Ba.

(6c) Vì hỏng thắng, hôm qua một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda ở quận Ba.

5. Lời kết

Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng cuối cùng này. Bản thân mình thấy bài viết này dài lê thê! Đây chính là khảo nghiệm dành cho những bạn thật lòng muốn làm biên dịch tiếng Nhật thật tốt.

Trong lúc biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, nếu bạn thấy câu dịch của mình trúc trắc, mơ hồ thì hãy kiểm tra lại theo 4 tiêu chí ở trên rồi sửa nhé.

Nibe sẽ tiếp tục tổng hợp một số bí quyết biên dịch tiếng Nhật tâm đắc của bọn mình để gửi tới các bạn. Yoroshiku onegaisimasu!

Tin tức khác


CÔNG TY TNHH NIBE
Số 156 Phố Kim Mã, P. Kim Mã, Q. Ba Đình, Hà Nội
Hotline 1: +84 981 383 829 (Ms. Thanh)
Hotline 2: +84 913 591 405 (Ms. Lan Anh)
Điện thoại bàn: +84 24 3556 3974
Email: home@nibe.com.vn
© 2024 Công ty TNHH NIBE.
Line
Line